Các Quy Định Của Pháp Luật Về Hóa Đơn Điện Tử
Hiện nay có 4 văn bản pháp luật quy định về hóa đơn điện tử bao gồm:
Dưới đây là các quy định về hóa đơn điện tử được tổng hợp dựa theo các quy định trong Thông tư 32/2011, Thông tư 68/2019 của Bộ Tài chính và Nghị định 119/2018 của Chính phủ.
(Lưu ý: Trong bài viết này, Kế Toán GSC không sử dụng nguyên văn các Thông tư và Nghị định mà sẽ dùng nghĩa tương đương để bạn đọc dễ hiểu hơn nhé)
Xem thêm >>> Hóa đơn điện tử là gì? |
Quy định 1: Nguyên tắc và điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử
Theo Điều 4 Thông tư
32/2011/TT-BTC, các doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện và tuân theo các
nguyên tắc khi chuyển sang sử dụng hình thức hóa đơn điện tử, cụ thể như sau:
Các nguyên tắc sử dụng
hóa đơn điện tử bao gồm:
- Bên bán hàng phải có thông báo
gửi bên mua bao gồm: Định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa
đơn giữa 2 bên. Hình thức truyền nhận hóa đơn bao gồm:
- Hình thức truyền nhận trực
tiếp
- Hình thức truyền nhận trung
gian thông qua hệ thống trung gian của đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn
điện tử
Các bên liên quan bao gồm bên bán, bên mua và đơn vị trung gain cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (nếu có). Các đơn vị này tự thỏa thuận với nhau về các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn của hóa đơn điện tử
Điều kiện sử dụng hóa
đơn điện tử bao gồm:
- Là tổ chức kinh tế có đủ điều
kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế hoặc trong hoạt
động ngân hàng
- Có địa điểm hoặc đường truyền
tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin thỏa mãn yêu cầu khai
thác, kiểm soát, xử lým, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hóa đơn điện tử
- Có đội ngũ kỹ thuật viên có thể
xử lý các yêu cầu về khởi tạo, lập và sử dụng hóa đơn điện tử theo quy
định
- Có chữ ký điện tử theo quy định
- Có phần mềm bán hàng và dịch vụ
kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn điện tử có thể
tự động chuyển vào mềm mềm (hay cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập
hóa đơn
- Sở hữu quy trình sao lưu, lưu
trữ và khôi phục dữ liệu với chất lượng tối thiểu theo quy định cụ thể:
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu có
thể đáp ứng hoặc có thể chứng minh là tương thích cùng các chuẩn mực về
hệ thống lưu trữ dữ liệu
- Có quy trình sao lưu và phục
hồi dữ liệu để đảm bảo khi chẳng may gặp sự cố
Để có chữ ký điện tử,
bạn có thể tham khảo thêm về bài viết sau:
Quy định 2: Quy định về thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Quy định mới nhất từ
Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 đã bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35
Nghị định 119/2020/NĐ-CP về quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày
1/11/2020.
Như vậy, thời điểm bắt
buộc sử dụng hóa đơn điện tử chính thức là từ ngày 1/7/2022
Quy định 3: Quy định về nội dung của hóa đơn điện tử
Theo Điều 6 Thông tư
32/2011/TT-BTC, Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư
68/2019/TT-BTC, nội dung của hóa đơn điện tử bắt buộc phải bao gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn,
ký hiệu mẫu và số thứ tự hóa đơn
- Tên, địa chỉ và mã số thuế của
bên bán
- Tên, địa chỉ và mã số thuế của
bên mua
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị
tính, số lượng, đơn giá và thành tiền được ghi bằng cả chữ và số
- Hóa đơn điện tử là loại hóa
đơn GTGT, dòng đơn giá là giá hàng chưa tính thuế GTGT nên cần phải có
thêm dòng thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán
ghi bằng cả chữ và số. Xem thêm Thuế VAT là gì?
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của
bên mua (nếu là đơn vị kế toán) và bên bán theo quy định của pháp luật
- Thời điểm lập và gửi hóa đơn
(theo ngày, tháng, năm)
- Mã xác thực của cơ quan thuế
nếu đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực.
Lưu ý: Một số trường
hợp hóa đơn điện tử không đầy đủ các nội dung trên được thực hiện theo hướng
dẫn riêng của Bộ Tài chính. Cụ thể các loại hóa đơn không cần đáp ứng đầy đủ
nội dung như trên bao gồm:
- Hóa đơn điện tử không nhất
thiết phải có chữ ký của bên mua (bao gồm cả trường hợp bán hàng cho khách
ở nước ngoài)
- Hóa đơn điện tử bán hàng tại
trung tâm thương mại, siêu thị không cần phải có chữ ký số của người mua
nếu là những cá nhân không kinh doanh
- Hóa đơn điện tử bán xăng dầu
(khách không phải cá nhân kinh doanh) không cần phải có các chỉ tiêu thứ
nhất, thứ 3, thứ 5 và thuế suất thuế GTGT
- Tem, vé, thẻ không cần phải có
chữ ký điện tử, chữ ký số của bên bán (trừ trường hợp sử dụng hóa đơn điện
tử có mã của cơ quan thuế), không cần có tên, địa chỉ, mã số thuế của bên
mua, không cần có tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. Nếu tem, vé, thẻ điện tử
đã có mệnh giá thì không cần có đơn vị tính, số lượng và đơn giá
- Các chứng từ điện tử dịch vụ
vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được
lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh (nếu
là hóa đơn điện tử) thì không cần phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa
đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế GTGT, MST, địa chỉ người mua, chữ
ký số và chữ ký điện tử của người bán
- Hóa đơn trong hoạt động xây
dựng, lắp đặt, xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ hoặc hợp đồng không
cần thiết phải có đơn vị tính, số lượng và đơn giá
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
điện tử thể hiện tên của người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ
kho xuất hàng, kho nhập hàng thay vì của người mua. Loại hóa đơn này không
cần có tiền thuế, thuế suất và tổng số tiền thanh toán
- Hóa đơn sử dụng cho thanh toán
Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận
tải hàng không quốc tế không cần có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn,
tên địa chỉ, MST và chữ ký điện tử của người mua, đơn vị tính, số lượng và
đơn giá
Quy định 4: Quy định về chữ viết, chữ số và đồng tiền trên hóa đơn
Theo Khoản 2 Điều 3
Thông tư 68/2019/TT-BTC, các chữ viết, chữ số và đồng tiền trên hóa đơn điện tử
thể hiện như sau:
- Chữ hiển thị trên hóa đơn điện
tử phải là tiếng Việt. Các trường hợp ghi thêm chữ nước ngoài phải thực
hiện theo quy định.
- Chữ số hiển thị trên hóa đơn
điện tử là chữ số Ả Rập bao gồm 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
điện tử là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”
- Nếu sử dụng dấu phẩy phân cách
sauc hữ số hàng nghìn, triệu, tỉ, nghìn tỉ, triệu tỉ, tỉ tỉ và sử dụng dấu
chấm sau hàng đơn vị để ghi chữ số sau hàng đơn vị hoặc ngược lại thì tổ
chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này
Lưu ý: Hóa đơn điện tử
trong xuất khẩu nếu không có quy định cụ thể giữa hai bên về ngôn ngữ sử dụng
thì mặc định ngôn ngữ trên hóa đơn là tiếng Anh
Ví dụ về hóa đơn sử dụng tiếng nước ngoài |
Quy định 5: Quy định về hóa đơn chuyển đổi
Theo Khoản 2, 3, 4
thuộc Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa
đơn giấy với bất kì mục đích gì cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Hóa đơn chuyển đổi phải bảo
toàn trọn vẹn nội dung so với hóa đơn gốc
- Trên hóa đơn chuyển đổi phải có
chữ “Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử”
- Hóa đơn chuyển đổi phải có đầy
đủ chữ ký, họ tên người thực hiện chuyển đổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!