Điểm mới Thông tư 40/2021/TT-BTC về thuế với cá nhân kinh doanh
KẾ TOÁN GSC trân trọng gửi đến quý khách hàng những điểm mới nổi bật tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Điểm mới Thông tư 40/2021/TT-BTC về thuế với cá nhân kinh doanh |
Bổ sung nhiều khoản thu nhập chịu thuế GTGT, TNCN
So với hiện hành, Thông tư 40/2021 bổ
sung một số khoản thu nhập tính thuế như:
- Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến
mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc
không bằng tiền cho hộ khoán (thuế GTGT 1% và thuế TNCN 0,5%);
- Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi
thường khác (thuế TNCN 0,5%);
- Quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung
thông tin số (thuế GTGT 5%, thuế TNCN 2%);…
Thêm phương pháp tính thuế với hộ, cá nhân kinh doanh
Theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn phải
thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai và thực hiện chế độ kế toán.
Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp kê khai khai thuế theo tháng hoặc quý theo quy định và không phải quyết
toán thuế (đã quy định tại Nghị định 126/2020).
Theo đó, Thông tư 40/2021 hướng
dẫn hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai như sau:
- Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa
đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng.
Trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh
doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý
theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020 thì
được lựa chọn khai thuế theo quý. (Áp dụng theo nguyên tắc của doanh nghiệp)
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế
thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều
50 Luật Quản lý thuế.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.
Lưu ý: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp
ứng điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu cơ quan thuế đã quản lý
thuế theo phương pháp khoán trước thời điểm 01/8/2021 và không có yêu cầu
chuyển đổi phương pháp tính thuế thì tiếp tục nộp thuế theo phương pháp khoán
đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
Làm rõ khái niệm hộ kinh doanh
Theo Thông tư 40/2021, hộ kinh
doanh là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia
đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
Trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng
ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các
thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh
doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu
động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ
kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp
dụng trên phạm vi địa phương.
(Hiện hành, hộ gia đình có hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất,
kinh doanh theo quy định của pháp luật).
Bổ sung đối tượng có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân
Nội dung này hướng dẫn toàn bộ các trường hợp
tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, bao gồm các
trường hợp đã có hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 92/2015 (cho thuê tài sản), ngoài ra Thông tư 40/2021 bổ
sung thêm các đối tượng mới theo hướng dẫn tại Nghị định 126/2020 như:
- Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;
- Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt
doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ
bằng tiền hoặc không bằng tiền, các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi
thường khác cho hộ khoán;
- Tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung
cấp nền tảng số ở nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) thực hiện
chi trả thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cho cá nhân theo
thỏa thuận với nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài;
- Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương
mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ
trình của cơ quan thuế,...
Thêm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 92/2015 thì
phương pháp khai thuế từng lần phát sinh đối với cá nhân buôn chuyến,...
Thông tư 40/2021 bổ
sung thêm đối tượng là cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông
tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai,… thì cũng thuộc
diện nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Điểm mới về phương pháp tính thuế với cá nhân cho thuê tài sản
Nội dung này bổ sung hướng dẫn về việc xác
định mức doanh thu 100 triệu làm căn cứ xác định đối tượng được miễn thuế đối
với cá nhân cho thuê tài sản theo nguyên tắc: “Cá nhân cho thuê tài sản
không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường
hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở
xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải
nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng);
doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu
tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.”
Hướng dẫn này được hiểu là cá nhân có phát
sinh hợp đồng cho thuê tài sản mà bình quân tháng cho thuê từ 8,33 triệu đồng
trở lên thì thuộc diện phải nộp thuế kể cả trường hợp không phát sinh đủ 12
tháng trong năm dương lịch.
Ví dụ: Ông B phát sinh hợp đồng cho thuê nhà
với thỏa thuận tiền cho thuê là 10 triệu đồng/tháng trong thời gian từ tháng 10
năm 2022 đến hết tháng 9 năm 2023. Như vậy, doanh thu thực tế năm 2022 là 30
triệu đồng, nhưng tổng doanh thu tính theo 12 tháng của năm 2022 là 120 triệu
đồng; doanh thu thực tế năm 2023 là 90 triệu đồng, nhưng tổng doanh thu tính
theo 12 tháng của năm 2023 là 120 triệu đồng. Do đó, Ông B thuộc trường hợp
phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát
sinh của năm 2022 và năm 2023 theo hợp đồng nêu trên.
Quy định chung căn cứ tính thuế với hộ, cá
nhân kinh doanh
Thay vì quy định căn cứ tính thuế cụ thể cho
từng phương pháp tính thuế như hiện hành, thì Thông tư 40/2021 quy
định chung về căn cứ tính thuế như sau:
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá
nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
- Doanh thu tính thuế
GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp
thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng,
tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số,
khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền
hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được
hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác
(chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá
nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền.
- Tỷ lệ thuế tính trên
doanh thu:
+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ
thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề
theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021.
+ Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực
hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng
lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác
định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không
phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu
tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế.
- Xác định số thuế
phải nộp
+ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế
GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
+ Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!