Lệ phí trước bạ là gì? Khi nào phải nộp lệ phí trước bạ?
Trên thực tế, nhiều người khi đi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản như ô tô, xe máy,... đều phải nộp một khoản tiền là lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được đây là loại phí gì, có ý nghĩa như thế nào và khi nào phải nộp. Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp luật:
- Luật
phí và lệ phí 2015.
- Nghị
định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.
- Thông
tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
- Nghị
định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
140/2016/NĐ-CP của chính phủ về lệ phí trước bạ.
2. Lệ phí trước bạ là gì?
Hiện nay, theo quy định
pháp luật, không có khái niệm cụ thể về lệ phí trước bạ. Vì vậy, cách hiểu đối
với loại lệ phí này được dựa trên định nghĩa chung về lệ phí và các đối tượng
phải chịu lệ phí trước bạ.
Theo khoản 2 điều 3 Luật
phí và lệ phí 2015 quy định: “Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ
chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ
công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm
theo Luật này.”
Như vậy, có thể hiểu lệ
phí trước bạ là khoản tiền do nhà nước ấn định, được áp dụng với các đối tượng
cụ thể nhằm thực hiện dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong những trường
hợp nhất định.
2. Đối tượng chịu lệ phí
trước bạ
Theo điều 2 Thông tư
301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ thì đối tượng chịu lệ phí trước bạ
bao gồm:
- Nhà, đất:
a) Nhà, gồm: nhà ở; nhà
làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác.
b) Đất, gồm: các loại
đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai thuộc
quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (không phân biệt
đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình).
- Súng săn, súng dùng để
tập luyện, thi đấu thể thao.
- Tàu thủy, kể cả sà
lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.
- Thuyền thuộc loại phải
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước, kể cả du
thuyền.
- Tàu bay.
- Xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).
- Ô tô, rơ moóc hoặc sơ
mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp các loại máy,
thiết bị thuộc diện phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp nhưng không phải là ô tô theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ
và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không phải chịu lệ phí trước bạ.
- Vỏ, tổng thành khung
(gọi chung là khung), tổng thành máy của tài sản phải chịu lệ phí trước bạ nêu
tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là các khung, tổng thành máy thay thế
khác với số khung, số máy của tài sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng.
3. Khi nào phải nộp lệ phí trước bạ?
Điều 3 Nghị định
140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ quy định: “Tổ chức, cá nhân có tài
sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 2 Nghị định này phải
nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ theo quy
định tại Điều 9 Nghị định này.”
Theo đó, các tổ chức, cá
nhân sẽ phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại cơ
quan nhà nước đối với những tài sản được quy định, trừ những trường hợp được
miễn lệ phí trước bạ quy định cụ thể tại điều 5 Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng
dẫn về lệ phí trước bạ.
Số tiền nộp lệ phí trước
bạ của mỗi cá nhân, tổ chức được tính dựa trên giá trị tài sản (điều 3 Thông tư
301/2016/TT-BTC) và mức thu lệ phí trước bạ (điều 4 Thông tư 301/2016/TT-BTC)
theo công thức:
Số tiền lệ phí trước
bạ phải nộp (đồng) |
= |
Giá trị tài sản tính
lệ phí trước bạ (đồng) |
x |
Mức thu lệ phí trước
bạ theo tỷ lệ (%) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!