Mức Phạt Chậm Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc 2022

Quy định về mức phạt chậm nộp, chậm đóng, chậm hoặc không tham gia bảo hiểm bắt buộc
Quy định về mức phạt chậm nộp, chậm đóng, chậm hoặc không tham gia bảo hiểm bắt buộc

I. Mức phạt chậm nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN

1. Thời hạn nộp.

- Nếu DN thuộc diện đóng tiền bảo hiểm theo tháng: chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

- Nếu DN thuộc điện đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần (dành cho các oanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán): Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

2. Phạt chậm nộp tiền bảo hiểm:

Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.

Ví dụ: Công ty Kế Toán Thuế GSC thuộc diện đóng tiền bảo hiểm theo tháng.

- Thời hạn đóng tiền bảo hiểm của tháng 2 năm 2022 là ngày 28/02/2022 (ngày cuối cùng của tháng 2/2022)

- Nếu từ ngày 01/03/2022 đến hết ngày 29/03/2022: mới đóng tiền thì không phải tính đóng số tiền lãi chậm nộp

- Nếu sau ngày 29/03/2022, tức là từ ngày 30/3/2022 mới nộp tiền bảo hiểm của tháng 2/2022 thì đã vi phạm chậm đóng từ 30 ngày trở lên nên phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.

3. Cách tính lãi chậm nộp bảo hiểm mới nhất năm 2022:

Căn cứ Điều 37 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, phương thức tính lãi chậm đóng BHXH là ngày đầu hằng tháng. Theo đó, lãi chậm nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN sẽ được tính theo công thức sau:

(Đơn vị: Đồng)

Lcđi

=

Pcđi

x

k

 

Trong đó:

* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki - Spsi (đồng)

 

Trong đó:

Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

- Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

- Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Lãi suất công bố
Theo Thông báo số 89/TB-BHXH

ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
về lãi suất đầu tư bình quân và lãi suất thị trường liên ngân hàng

Lãi suất chậm đóng BH năm 2022

Mức lãi suất đầu tư bình quân

4,39%/năm

Mức lãi suất chậm đóng, truy đóng

BHXH, BHTN

0,7316%/tháng

Mức lãi suất thị trường
liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng
do NH NNVN công bố

3,26%/năm

Mức lãi suất chậm đóng BHYT

0,5434%/tháng

 

Ví dụ:

Công Ty Kế Toán Thuế GSC đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng.

Tính đến hết tháng 02/2022 Công Ty Thuế GSC nợ tiền đóng bảo hiểm như sau:

+ BHXH, BHTN là: 100.000.000 đồng, 

+ BHYT là 30.000.000 đồng;

Trong đó: số tiền phải đóng bảo hiểm của tháng 2 là:

+ BHXH, BHTN phát sinh của tháng 2/2022 là 50.000.000 đồng,

+ Số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2022 là 10.000.000 đồng. 

Với mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân năm 2021 là 4,39%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 3,26%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT như sau:

+ Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN: kbhxh = 2 x 4,39%/12= 0,7316%/tháng

+ Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT: kbhyt = 2 x 3,26%/12 = 0,5434%/tháng

Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với Công Ty Thuế GSC tại thời điểm ngày 01/3/2022 như sau:

Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là:

[(100.000.000 đồng - 50.000.000 đồng) x 0,7316%] = 365.800 đồng

(Lưu ý: Tính tại thời điểm ngày 01/3/2022 thì số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 2/2022 là 50.000.000 đồng chưa phải tính chậm nộp vì chậm đóng từ 30 ngày trở lên mới phải tính lãi - Hạn đóng tiền BHXH, BHTN của tháng 2 là ngày 28/02/2022, và được đóng chậm 29 ngày không phải tính lãi, Tức là đóng tiền BHXH, BHTN của tháng 2 từ ngày 30/3 trở đi sẽ bị tính lãi )

Tiền lãi chậm đóng BHYT là:

[(30.000.000 đồng - 10.000.000 đồng) x 0,5434%] = 108.680 đồng

(Lưu ý: Tính tại thời điểm ngày 01/3/2022 thì Số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2022 là 10.000.000 đồng chưa phải tính chậm nộp)

 

Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu đối với doanh nghiệp Công Ty Thuế GSC tại thời điểm tháng 3/2021 là: 365.800 + 108.680 = 474.480 đồng

4. Phương thức tính lãingày đầu hằng tháng.

II. Mức phạt vi phạm hành chính: Không tham gia, không đóng, chậm đóng bảo hiểm bắt buộc

Hành Vi

Mức Phạt

Quy định tại

Đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

Phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng
đối với người lao động

Theo Khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 17/01/2021)

Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng

Theo Khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng

Theo Khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng

Theo Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP


Chi tiết về xử lý trách nhiệm hình sự các bạn xem tại đây: Mức phạt trốn không đóng BHXH


Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng 

+ Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!